Cuộc chiến đồng hồ thông minh giữa Apple Watch và Android Watch (Phần 1)

Diem Do

Không ai thật sự  mường tượng ra hình dáng của một chiếc đồng hồ thông minh nên như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn là: Google và Apple có hướng đi khác nhau để tạo ra một mô hình máy tính thu nhỏ tiện lợi đeo trên tay của bạn. Để có thể nhìn thấy sự khác nhau như thế nào giữa Apple Watch và Android Wear, chúng ta hãy cùng quan sát bộ sưu tập của một số hình ảnh để thấy được sự khác nhau giữa chúng. Qua sự so sánh này đủ dễ dàng để nói lên rằng: Apple Watch có màn hình vuông vứt, trong khi đó màn hình của Android Wear tất cả chúng là mô hình Moto 360, vì thế hầu như chúng mang hình dáng tròn với những đường cong.

 

 

Hiện giờ chúng ta chỉ biết những gì liên quan đến mô hình Moto 360, trong khi Apple Watch thật sự chưa được phát hành lần nào, vì vậy chúng tôi chỉ có thể dự đoán từ những kiến thức thu thập được. Chúng tôi đã phải lấy những hình ảnh mà Apple quảng cáo, nhưng không có độ phân giải cao, nó là hình ảnh được chúng tôi chụp chúng từ màn hình. 

 

Apple không công bố tài liệu kỹ thuật về màn hình, là tài liệu cho biết chính xác các thông tin trong nhiều hình ảnh quảng cáo của Apple. Theo cách tính toán của chúng tôi, bằng cách sử dụng những hình ảnh để làm sáng tỏ những điều này, cho thấy Apple Watch có tỉ lệ bề ngoài là 4:5. Hệ điều hành của đồng hồ (chúng tôi chưa biết được tên của hệ điều hành này) thường có một hình nền màu đen với gờ lắp mặt kính màu đen, để có thể tối đa không gian màn hình. Apple thường đặt các chế độ giao diện người dùng trên các cạnh của màn hình, cho phép gờ lắp mặt kính hoạt động như các “đệm” sẽ là giao diện được thiết kế đẹp mắt theo cách truyền thống.

 

 

Dĩ nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa hai nền tảng là ở chỗ một nền tảng có màn hình vuông, còn nền tảng kia có màn hình tròn. Nội dung mà Google cho hiển thị chỉ vài dòng văn bản HAY một nút trên mỗi màn hình, trong khi Apple dường như muốn đóng gói càng nhiều vào một màn hình- nhiều nhất có thể. Hầu như hoàn toàn trái ngược với những gì mà bạn mong đợi từ hai công ty lớn này: Google đã xây dựng một hệ điều hành nhẹ cho hình ảnh- dung lượng lớn, trong khi đó Apple xây dựng một hệ điều hành nặng hơn, mạnh hơn với tất cả các mô- típ đều màu đen.

 

Luật của Fitt có hiệu lực đầy đủ. Các nút khổng lồ trên mỗi màn hình của Google sẽ dễ dàng hơn có thể nhanh chóng chạm vào, nhưng nếu bạn muốn hiển thị nhiều hơn, bạn cần phải cuộn di chuyển nội dung nhiều hơn. Còn Apple không yêu cầu bạn cuộn để di chuyển, nhưng các nút thì nhỏ hơn, bạn sẽ phải cẩn thận và chú tâm hơn khi ‘tap’ vào.

 

Hệ điều hành đồng hồ của Apple quá nặng, nó bổ sung vào tính năng la bàn chạy bộ – đếm bên cạnh (kỹ thuật số nói của Apple, cho phép bạn “tab” thông qua các tùy chọn trên màn hình). Điều này có nghĩa các màn hình mục tiêu không cần đủ rộng để chạm vào và cho phép người dùng tương tác với màn hình mà không cần quản lý toàn bộ. Trớ trêu là đồng hồ thông minh Android hỗ trợ màn hình cảm ứng, d-pad, bàn phím, chuột, bi xoay ở chuột máy tính, bộ điều khiển video game, và gần như là mỗi phương pháp nhập liệu trên trái đất, nhưng không có yếu tố nào trong số đó áp dụng cho Android Wear, chỉ có hỗ trợ màn hình cảm ứng.

 

Apple cũng nói về phương pháp tiếp cận app-centric nhiều hơn, đặt những ứng dụng trên màn hình chính như trên điện thoại thông minh. Hệ điều hành đồng hồ của Google được điều khiển bởi các sự kiện với một vài màn hình bị chìm “app drawer” đặt sâu trong hệ điều hành hay ẩn đi bằng ứng dụng lời nói “start app-name”. Apple hiếm khi thử nghiệm bằng giọng nói, tất cả những ứng dụng và tính năng của nó dường như có thể sử dụng tap và chạm nhẹ vào bằng số , trong khi Android Wear phù thuộc vào giọng nói khi bạn nhập vào trong nhiều tính năng.

 

Google dường như muốn giữ tính năng quản lý nhiều hơn hệ điều hành của Apple. ‘Cổng’ nhập vào của các tính năng trong Android Wear là bằng giọng nói, còn Google chỉ có thể bổ sung các dòng lệnh mới bằng giọng nói. Các ứng dụng thật sự chỉ là “những nhà cung cấp” các tính năng mà Google có thể chấp nhận thực thi trên một chiếc đồng hồ, nếu bạn không vụng về, hãy “start app” (khởi động ứng dụng). Giao diện chính cảu Apple là những hình bong bóng ứng dụng trên giao diện trang chủ, miễn phí cho tất cả các ứng dụng bất kì nào, như là “app drawer”. Thậm chí các thiết bị mẫu công bố có khoảng 50 ứng dụng.

 

Về cơ bản, Google xây dựng một nền tảng thông báo và giao tiếp bằng giọng nói, trong khi Apple có xu hướng xây dựng một điện thoại thông minh mini. Hệ điều hành của Apple Watch có layout “app-centric” dường như ném ra ngoài cửa hệ sinh thái ứng dụng, cho phép các bên thứ ba liên quan có thể tiện ích khi sử dụng chiếc đồng hồ trong nhiều trường hợp. Mặt khác, theo như cuộc phỏng vấn gần đây từ CNET, tránh nhiệm của Google liên quan tới nhiều trường hợp sử dụng của chiếc đồng hồ thông minh này- các ứng dụng khác có thể cài đặt vào.

 

Một tin tốt dành cho người tiêu dùng là cuối cùng sẽ có hai nền tảng chính trên chiếc đồng thông minh, sự cạnh tranh luôn luôn mang lại những điều tốt đẹp. Khi Apple Watch và Android cuối cùng có thể nắm giữ vị thế trên thị trường khi đó chúng ta sẽ nhìn thấy ai sẽ là người có xu hướng tiếp cận tốt hơn mang đến cho người trong năm 2015.

 

Sự khác nhau lớn nhất giữa hai thiết bị này là giao diện trang chủ. Apple Watch hiển thị một loạt các biểu tượng ứng dụng, trong khi đó 360 hiển thị giờ và các thông báo.

 

Đây là giao diện ứng dụng Apple Watch so với giao diện ứng dụng của Android Wear. Android Wear đặt giao diện này sau bên trong một vài ‘tap’, tạo ra những ứng dụng không tập trung quá nhiều vào nền tảng.

 

 

Mặt đồng hồ của mỗi nền tảng. Theo hiểu biết của chúng tôi, Apple sử dụng giao diện đồng hồ như một loại “màn hình khóa” dạng pops-up, nhìn vào bạn sẽ thấy nó đầu tiên, nút “home” sẽ cho bạn đến mạng lưới ứng dụng trong chiếc đồng hồ.

 

Phần 2

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : arstechnica.com